GIỚI THIỆU DU LỊCH MIỀN BẮC VIỆT NAM

Du lịch Miền Bắc Việt nam

Các điểm du lịch tại Hà Nội
Hà Nội

Dân số (2004): 3.082.800 người
Diện tích: 921 km2

Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Thương mại và Du lịch của Việt Nam.

Hà Nội bao gồm 9 quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Ðình, Ðống Ða, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai và 5 huyện ngoại thành: Từ Liêm, Gia Lâm, Ðông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn.

Hà Nội là một thành phố cổ được xây dựng năm 1010 dưới triều vua Lý Công Uẩn. Theo dòng thời gian, Hà Nội đã nhiều lần được đổi tên từ Thăng Long, Ðông Ðô đến Hà Nội. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ bao gồm các khu phố cổ và hơn 600 ngôi chùa.

Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ này còn có nhiều các công trình khác như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô v.v... cùng một hệ thống các bảo tàng và nhà hát phong phú và đa dạng. Hệ thống các hồ ở Hà Nội chiếm tới 10 héc ta, nằm lẫn vào các khu phố, trong số đó lớn nhất là các hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm và hồ Bảy Mẫu. Tất cả hoà quyện vào nhau mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp thực sự thơ mộng. Hà Nội còn là thành phố có nhiều làng nghề truyền thống như: đúc đồng, khắc bạc, sơn, thêu ren... Nhiều hàng tiêu dùng, đồ thủ công và món ăn ở đây được du khách nhiều nước trên thế giới đánh giá cao.

Tới Hà Nội, du khách có thể tới thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột (xây dựng năm 1049), Văn Miếu (được xây dựng năm 1070), công viên Thống Nhất, công viên Thủ Lệ, viện bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Quân đội... hay tham quan những điểm du lịch gần Hà Nội như chùa Tây Phương, ngôi chùa rất nổi tiếng với các pho tượng.

chùa Một Cột (xây dựng năm 1049), Văn Miếu (được xây dựng năm 1070), công viên Thống Nhất, công viên Thủ Lệ, viện bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Quân đội... hay tham quan những điểm du lịch gần Hà Nội như chùa Tây Phương, ngôi chùa rất nổi tiếng với các pho tượng.

Giao thông

Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng một hệ thống giao thông thuận tiện.

Đường không: có sân bay quốc tế Nội Bài (thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố chừng 35km). Cùng với Nội Bài còn có sân bay Gia Lâm (cách Hà Nội chừng 8km), vốn là sân bay chính của Hà Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ nơi đây là ga sân bay trực thăng sẵn sàng phục vụ cho du khách những tour du lịch tới các điểm tham quan hấp dẫn.



 Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe phía Nam, Kim Mã, Gia Lâm toả đi khắp mọi miền Trên toàn quốc theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu

Đường sắt: Hà Nội cũng là đầu mối giao thông đường sắt trong nước và có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc) rồi đi Châu Âu...

Đường thuỷ: Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì : có bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.



Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Vị trí: Số 1 Tràng Tiền, gần hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ở ngay đầu phố Tràng Tiền, số nhà 1, phía sau Nhà hát Thành phố, nơi đây nguyên là nhà bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ do người Pháp lập ra nǎm 1932

Ngày ấy, nhà bảo tàng này là nơi trưng bày những đồ cổ, thu thập được ở các nước Đông Nam Á. Nǎm 1958 người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập. Sau nhiều nǎm chỉnh lý, bổ sung, ngày nay viện đã trở thành một trung tâm vǎn hoá, nghiên cứu và giới thiệu lịch sử bằng hiện vật quan trọng.

Trong hai tầng, hàng nghìn hiện vật được trưng bày theo thứ tự thời gian. Gian đồ đá bày những công cụ lao động và chiến đấu bằng đá đẽo, đá mài, chứng tích của thời kỳ "ông tổ loài người" mới vứt bỏ lốt áo thú mà mang bộ áo con người. Chiếc rìu tay bằng đá đẽo chế tác cách đây chừng ba bốn mươi vạn nǎm tìm thấy ở núi Đọ (Thanh Hoá) đã chứng minh rằng Việt Nam là một trong những cái nôi cổ sơ của loài người.

Gian đồ đồng nổi tiếng với những chiếc trống đồng đủ kiểu đủ loại, mà tiêu biểu nhất là trống đồng Ngọc Lũ đường bệ và thanh tú. Đã có biết bao công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam và thế giới về trống đồng thông qua tìm hiểu hoa vǎn, chạm khắc, công dụng, kỹ thuật chế tạo... Rồi còn các rìu, mũi lao, dao gǎm, giáo... bằng đồng và nhiều loại vũ khí khác mà niên đại tương ứng với thời các vua Hùng dựng nước. Nơi đây còn có những mũi tên đồng Cổ Loa từ thế kỷ 2 trước công nguyên, thanh mảnh nhưng lắm gai lắm ngạnh từng khiến cho bọn xâm lược phương Bắc khiếp sợ phải gọi là mũi tên thần.

Cũng từ đó, suốt hai nghìn nǎm lịch sử Việt Nam là hai nghìn nǎm liên tục chống giặc ngoại xâm. Các tấm ảnh chụp những đình, miếu, lǎng mộ, thành quách, các chân dung danh nhân, danh tướng, các vǎn kiện, danh ngôn, các hiện vật gốc... tất cả nói lên ý chí quật cường của dân tộc bằng tiếng nói riêng, với sức thuyết phục riêng của chúng.

Bảo tàng lịch sử là pho sử bằng hiện vật, đã kể lại một cách sinh động cho người tham quan hiểu biết thêm về lịch sử giữ nước và dựng nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà n
ǎm 1945.

     

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Vị trí: Số 66 phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội.

Ngôi nhà 66 Nguyễn Thái Học từ ngày 26/6/1966 chính thức trở thành Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Có hai khối nhà chính dùng để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật. Hệ thống trưng bày được chia thành 5 phần chính:
- Mỹ thuật thời tiền sử - sơ sử, gồm các hiện vật từ thời đồ đá, đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt.
- Mỹ thuật cổ từ thế kỷ 11 - 19, thuộc các triều đại từ Lý, Trần, Lê đến Mạc, Tây Sơn và Nguyễn.
- Mỹ thuật thế kỷ 20, mỹ thuật cận đại (1925 - 1945) và hiện đại (1945 đến nay).


Bên cạch các sưu tập được trưng bày theo tiến trình lịch sử, tại đây còn giới thiệu 2 bộ sưu tập:
- Mỹ thuật dân gian.
- Nghệ thuật gốm Việt Nam.
Bảo tàng Mỹ thuật là một kho báu của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một địa chỉ văn hoá hấp dẫn du khách bốn phương.
Danh thắng: Hồ Trúc Bạch; Hồ Tây; Hồ Hoàn Kiếm; Hồ Thiền Quang .
Di tích: Thành Cổ Loa ; Phố cổ Hà Nội ; Khu phố cổ cửa sông Hà Nội; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Ðền Quán Thánh; Nhà thờ Lớn Hà Nội ; Văn miếu - Quốc Tử Giám; Cột cờ ; Nhà sàn bác Hồ ; Chùa Một Cột ; Chùa Trấn Quốc; Chùa Kim Liên ; Chùa Quán Sứ.
Bảo tàng: Bảo tàng Cách mạng Việt Nam; Bảo tàng Dân tộc học; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; Bảo tàng Quân Ðội; Bảo tàng Hà Nội; Bảo tàng chiến thắng B52.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự

Vị trí: Số 28A đường Điện Biên Phủ, gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Ðặc điểm: Trưng bày những hiện vật và tài liệu giới thiệu quá trình ra đời và trưởng thành của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự (Bảo tàng Quân Đội) được thành lập ngày 22/12/1959, trên diện tích đất khoảng 10.000m². Diện tích trưng bày là 2.000m².
Nội dung trưng bày chia làm 6 phần:
-          Lịch sử của dân tộc và sự ra đời của Quân đội Nhân dân Việt Nam
-          Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
-          Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
-          Quân đội Việt Nam tiến lên chính quy hiện đại
-          Quân dân một lòng - bách chiến bách thắng
-     Khu trưng bày ngoài trời có máy bay, xe tăng, trọng pháo, thiết giáp, tên lửa, súng cối, bom... đều là những hiện vật có kích thước lớn.
Đặc biệt có những bản đồ, những sa bàn về chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những hiện vật quý về các trận đánh và những chiến sỹ anh hùng trong lực lượng vũ trang.


Nhà sàn Bác Hồ

Vị trí: Nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Ðó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17/5/1958 cho tới khi Người qua đời. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác năm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vân Du, Xã Ðoài; quýt Hương Cầm, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Ðông Mỹ; hồng Tiên Ðiền. Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê...

Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là 2 phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.Nhân dân ta từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng Lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh quảng trường Ba Ðình lịch sử

   
Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Vị trí: Đường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.

Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.

Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Ðại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề văn học). Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh

Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là những di vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Ðại thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Ðại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này.

Bố cục của toàn thể Văn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ 15 - thế kỷ 18). Riêng Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19, nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của những Văn Miếu (như Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Ðại Trung Môn, Khuê Văn Các, Ðại Thành Môn, Ðại Thành Ðiện, bia tiến sĩ...). Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà Nội thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử.

Sau khu Ðại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nới đây chuyển làm đền Khải Thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.
    

Đền Ngọc Sơn

Vị trí: Nằm trên đảo Ngọc Sơn thuộc hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày ngôi đền bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).

Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền chính gồm hai ngôi đền nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn song - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.



Chùa Một Cột
Vị trí: Phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội.

Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền khi ấy vua Lý Thái Tông đã cao tuổi mà chưa có con trai nên nhà vua thường đến các chùa để cầu tự. Một đêm ông chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ Phật Quan Âm.

Chùa Một Cột là một Quốc tự, liên quan tới vua sáng lập triều Lý, được xây dựng gần khu vực Tử Cấm thành, hàng tháng cứ rằm, mồng một vua đến đặt lễ cầu phúc.
Theo sử sách, chùa được xây lần thứ nhất năm 1049: "Mùa đông tháng 10 dựng chùa Diên Hựu. Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy vua nói với bề tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm toà sen của phật Quan Âm như đã thấy ở trong mộng. Cho các nhà sư đi xung quanh tụng kinh cầu nhà vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu (phúc lành dài lâu). Năm 1070 mùa xuân tháng giêng năm Thần Võ thứ 2, vua viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước khắc vào phiến đá".

Lần xây dựng thứ hai vào năm 1105, vua tu bổ chùa Diên Hựu: "Mùa thu tháng 9 làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu... Bấy giờ vua chữa lại chùa đẹp hơn chùa cũ, đào hồ Liên Hoa Ðài gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ". Bích trì đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây Bảo Tháp. Trước khi vào chùa còn có một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng (khoảng 26m) trước cổng chùa. Chùa là một cụm kiến trúc bề thế, có ý tưởng độc đáo và thẩm mỹ đẹp đã bị chiến tranh tàn phá, trở thành um tùm rậm rạp thời giặc Minh”.
Thông qua nhiều tài liệu cổ cho biết chiếc cột thần kỳ cao tới 20m, trong đó có bia Sùng Diện Linh ở chùa Long Ðọi Nam Hà do Binh bộ thượng thư Nguyễn Công Bật viết đã mô tả và ghi chép tỷ mỷ việc xây tiếp chùa Một Cột: "Mở cửa chùa Diên Hựu tại vườn tây. Dấu vết theo quy mô thủa trước, lo toan Thánh ý ngày nay. Ðảo hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ trồi lên cột đá. Trên cột đá có một cánh hoa sen ngàn cánh xoè ra. Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm. Trong đền đặt pho tượng sắc vàng, ngoài hồ có hành lang bao bọc. Ngoài hành lang lại có hồ Bích Trì, bắc cầu cong đi lại, ở sân trước hai cầu bên tả hữu xây bảo tháp lưu ly...".
Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã có một cụm kiến trúc độc đáo.
Hiện nay chùa Một Cột được khách thập phương trong và ngoài nước tới cầu nguyện và tham quan.

Nhận xét

DU LỊCH MIỀN BẮC VIỆT NAM

CÁC TOUR DU LỊCH MIỀN BẮC VIỆT NAM